Ngừng bắn toàn cầu và các cuộc xung đột vũ trang Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với quan hệ quốc tế

Bài chi tiết: Ngừng bắn toàn cầu

Đại dịch COVID-19 khiến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phải ra nghị quyết yêu cầu ngừng bắn trên toàn thế giới. Vào ngày 23 tháng 3 năm 2020, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Manuel de Oliveira Guterres ra lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu nhằm ứng phó trước đại dịch COVID-19.[69][70] Vào ngày 24 tháng 6 năm 2020, 170 các nước thành viên và quan sát viên LHQ đã ký thỏa thuận không ràng buộc ủng hộ yêu cầu này;[71] con số này sau đó tăng lên 172 vào ngày 25 tháng 6. Đến ngày 1 tháng 7 năm 2020, Hội đồng Bảo an LHQ thông qua nghị quyết số S/RES/2532 (2020), yêu cầu "một lệnh ngừng xung đột chung và ngay lập tức trong mọi tình huống," bày tỏ ủng hộ "những nỗ lực của Tổng thư ký cùng các Đại diện Đặc biệt và các Đặc phái viên trong vấn đề này," kêu gọi "tất cả các bên xung đột vũ trang ngay lập tức tham gia lệnh ngừng bắn nhân đạo" trong ít nhất 90 ngày liên tục, đồng thời kêu gọi hợp tác quốc tế lớn hơn để xử lý đại dịch.[72]

Hiện vẫn chưa rõ các cuộc xung đột vũ trang có dấu hiệu leo thang hay hạ nhiệt trong đại dịch. Rustad và các đồng nghiệp cho rằng thành công của các lệnh ngừng bắn liên quan đến COVID cho đến thời điểm này vẫn còn rất hạn chế.[73] Một nghiên cứu tại 9 quốc gia chọn lọc cho thấy đại dịch làm tăng xung đột tại Ấn Độ, Iraq, Libya, Pakistan và Philippines. Nguyên nhân là do các nhóm nổi dậy cố gắng khai thác vào các điểm yếu của bộ máy chính quyền khi phải xử lý đại dịch, trong khi sự chú ý của quốc tế không còn nhằm vào các nhóm vũ trang. Kể cả tại các nước đã hạ nhiệt xung đột, như Afghanistan hay Colombia, các nhóm nổi dậy đang cố gắng thu hút thêm nhiều thành viên mới bằng cách áp dụng các biện pháp ứng phó đại dịch riêng hoặc tuyển mộ những người trẻ không có việc làm. Tuy nhiên, tương tự như các chính phủ, các nhóm nổi dậy cũng phải đối mặt với những thách thức lớn do đóng cửa biên giới và suy thoái kinh tế.[74] Tương tự, tổng số xung đột đã tăng sau đợt phong tỏa đầu tiên tại Trung Đông. Tuy vậy, tình hình tại châu Á đang hạ nhiệt, nhiều khả năng là do các thách thức về vận chuyển của các nhóm vũ trang.[75] Một nghiên cứu khác về tình hình xung đột toàn cầu cho thấy số lượng các cuộc biểu tình đã tạm thời giảm sau đợt phong tỏa đầu tiên vào các tháng 3 và 4 năm 2020 trong khoảng 6 tháng. Trái ngược lại, các trận xung đột không giảm và thậm chí còn tăng ở một số nước (như Libya) do các nhóm vũ trang khai thác được những điểm yếu của kẻ thù trong đại dịch.[76]

Liên quan

Ảnh Ảnh hưởng văn hóa của Taylor Swift Ảnh hưởng văn hóa của BTS Ảnh hưởng xã hội của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam Ảnh hưởng kinh tế của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam Ảnh hưởng văn hóa của The Beatles Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với môi trường Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học thực vật Ảnh chụp màn hình Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với quan hệ quốc tế

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với quan hệ quốc tế //ssrn.com/abstract=3854295 http://cris.unu.edu/health-diplomacy-narratives http://www.rfi.fr/en/europe/20200402-china-coronav... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33199938 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33519034 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7426721 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7657608 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7833329 //doi.org/10.1016%2Fj.worlddev.2020.105294 //doi.org/10.1016%2Fj.worlddev.2020.105355